top of page
Ảnh của tác giảNguyen Giao

Giải thoát Burnout: 3 phương diện bạn phải biết

Có bao giờ bạn đột nhiên muốn chạy trốn khỏi thế giới này, tránh xa những nguồn nguy cơ gây tổn thương cho bạn không? Chữa lành, lánh đời là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhưng không nhiều người thành công khi trải qua hành trình đó.

Thứ bạn đang trốn tránh là sự vật, hiện tượng vật lý nhưng điều thật sự gây khó chịu là những dòng suy nghĩ ngổn ngang, những cảm xúc thổn thức khi não bộ cứ phát đi phát lại những đoạn ký ức đáng quên đó.

Nếu bạn đang muốn trốn chạy, hay nhận ra mình chẳng muốn kết nối với cuộc sống xã hội ngoài kia, nhưng trách nhiệm chồng chất không để bạn làm như vậy, đây có thể sẽ là những gợi ý hữu hiệu hơn để bạn giải thoát mình khỏi trạng thái kiệt quệ về tinh thần và thể xác hay còn gọi là burnout.

Đầu tiên bạn cần xác định giai đoạn (xem lại bài ….) và loại burnout mình đang gặp phải.

1. 03 loại burnout thường gặp

3 loại burnout thường gặp

Overload Burnout - Kiệt sức do quá tải

Đây là tình trạng kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần khi bạn điên cuồng làm việc để đạt đến thành công, đến mục tiêu mình mong muốn. Hầu hết đây là tình trạng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những nhân viên tận tâm cao độ, luôn muốn dùng hết thời gian rảnh để tạo ra kết quả công việc vượt trội.

Dấu hiệu nhận biết là họ đầu tư sức lực, thời gian quá mức vào công việc lại không để ý đến các nhu cầu tâm sinh lý của cơ thể, có thể gây nguy hại cho sức khỏe.


Under-challenged Burnout - Kiệt sức do “cuộc sống dễ dàng”

Ngược hoàn toàn với overload burnout, under-challenged burnout là hoàn cảnh của những ai đang cảm thấy công việc quá nhàm chán, nhàn hạ, thay vì cảm thấy biết ơn, thảnh thơi, họ lại bức bối với tình trạng này. Điều này thường xuất phát ở những người có nhóm chỉ số chủ đạo trong tam giác vàng thuộc bộ 1-3-5-8-9, họ thích được nhận lãnh thách thức thay vì quá rảnh rang.

Dấu hiệu bạn đang rơi vào under-challenged burnout là họ luôn khao khát những nhiệm vụ khó hơn, muốn nhận lãnh trách nhiệm cao hơn, họ hoàn thành các công việc hiện tại quá nhanh, quá dễ dàng, dư thừa thời gian, cảm thấy mình không thể phát triển tài năng thêm nữa.

Neglect Burnout - Kiệt sức do thờ ơ

Đó là loại kiệt sức khi mà liên tục đặt bản thân vào những thử thách khó nhằn nhưng lại vượt quá năng lực mình có thể xử lý. Bạn đã không đủ kiến thức cũng không được chỉ dẫn, định hướng gì để “vật lộn” với mớ nhiệm vụ được giao phó. Khi bạn nhận những kỳ vọng của cấp trên nhưng lại không thể hoàn thành tốt công việc, lâu dần sẽ khiến bạn trở nên thất vọng với bản thân.

Dấu hiệu cho thấy bạn mắc vào neglect burnout là ngừng cố gắng với công việc, bỏ cuộc sớm, sợ hãi nghĩ đến việc phải đối mặt với môi trường công sở mỗi khi thức dậy, mất quyền kiểm soát đối với khả năng sắp xếp công việc.

Dựa trên 3 loại burnout và 12 giai đoạn burnout, bạn đã xác định được tình trạng cụ thể của mình chưa? Bước tiếp theo đây là gợi ý giúp bạn khởi động lại sự yêu thương chính mình và cuộc sống - giải thoát khỏi burnout.

2. Giải thoát burnout bằng mô hình 3 phương diện

Theo World Health Organization, trạng thái kiệt sức - burnout được đặc trưng bằng 3 phương diện sau:

Kiệt sức diễn ra trên cả 3 phương diện
  • Cạn kiệt năng lượng thể chất (và tinh thần) - Thân thể bao gồm cả vật lý và tinh thần

  • Cảm giác hoài nghi bản thân, thờ ơ với công việc - Tâm trạng thiếu phấn khởi, tiêu cực

  • Làm việc kém hiệu quả, chuyên môn giảm sút, thiếu thành tựu - Trí tuệ kém minh mẫn, rối trí

Việc tìm giải pháp cho tình trạng burnout cũng hoàn toàn có thể dựa trên sửa chữa 3 phương diện trên. Hãy đặt câu hỏi, tự trả lời hoặc nhờ trợ giúp từ người thân để có câu trả lời khách quan hơn.

2.1 Cơ thể bạn đã khỏe mạnh chưa?

Về sức khỏe vật lý: Đã bao lâu rồi bạn chưa khám sức khỏe tổng quát, chế độ dinh dưỡng của bạn có cân bằng không? Các bệnh mạn tính và cấp tính đã được điều trị ổn định? Bạn có vận động đều đặn để máu huyết lưu thông tốt hơn? Bạn đã đáp ứng các nhu cầu của bản thân (dựa trên tháp Maslow) chưa?

Về sức khỏe tinh thần: Chất lượng giấc ngủ của bạn thế nào? Bạn có bao nhiêu thời gian để thư giãn thực sự? Bạn có thử tắt thiết bị điện tử trong 8 tiếng bao giờ chưa? Cuốn sách gần đây nhất bạn đọc là gì? Lần gần nhất bạn xem phim giải trí là lúc nào? Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện thật lâu, thật sâu với người mình tin tưởng? Bạn đã thiết lập một ranh giới bảo vệ bản thân khỏi các năng lượng tiêu cực từ môi trường? Bao lâu rồi bạn chưa tham dự những sự kiện khiến bạn thấy hạnh phúc hơn?

Một trong những giải pháp để cân bằng và lấy lại quyền chủ động kiểm soát cuộc đời mình là đa dạng hóa cách sử dụng thời gian (diversfy time). Bạn có thể dùng “Bánh xe cuộc đời” nhưng áp bằng tiêu chí thời gian để xem bạn đang chú tâm quá mức ở đâu, bỏ lơ lĩnh vực nào trong cuộc sống, và nếu để cân bằng lại, bạn nên bắt đầu ở vị trí thấp điểm nhất.

2.2. Công việc kém hiệu quả thật sự do đâu?

Dr.Christina Maslach công tác tại University of Califonia chỉ ra rằng các vấn đề trong công việc được gói gọn trong 6 điều sau:

6 vấn đề thường gặp trong công việc

Workload - khối lượng công việc: Bạn viết nên những to-do-list dài vô tận và chỉ thêm vào chứ không bớt đi, bạn thiếu mất một bước là phân loại thứ tự ưu tiên của to-do-list. Bạn nên tham khảo thêm về Ma Trận Eisenhower để có thể phân chia công việc hợp lý hơn, hoặc ủy quyền cho người phù hợp.

Lack of control - thiếu quyền kiểm soát: Đối với cấp bậc nhân viên, hoặc quản lý cấp cơ sở, cấp trung sẽ thường gặp vấn đề về quyền kiểm soát công việc, dự án. Bạn phải phụ thuộc vào các bên khác và cảm thấy bực bội khi hiệu quả công việc của mình bị ảnh hưởng.

Reward - phần thưởng: Bạn cảm thấy mình bị lợi dụng, vì những gì mình nhận lại (lời khen, sự ghi nhận, hoa hồng, lương…) không thực sự xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

Fairness - sự công bằng: Bạn cảm thấy môi trường làm việc bất công và năng lượng độc hại, thù địch.

Community - cộng đồng/công sở: Bạn cảm thấy không nhận được sự hỗ trợ cũng như sự thân tình trong mối quan hệ với đồng nghiệp, hoặc thậm chí là bạn bị nói xấu, đâm sau lưng, không được tôn trọng đúng mực.

Values - giá trị: Công việc đang làm đi ngược lại với các giá trị cốt lõi của bản thân bạn, ví dụ như bán những sản phẩm không công bố đúng sự thật, nói quá về tác dụng nhằm tăng uy tín…

Nếu xác định được vấn đề của mình đến từ điểm nào, bạn cần phải đưa ra lựa chọn phù hợp “accept it, change it or leave it”.

Dù là lựa chọn nào, cũng cần khéo léo, và nên có thêm góc nhìn khách quan của một người bạn tin tưởng.

2.3. Ý nghĩa lớn nhất mà công việc đem lại cho bạn là gì?

Ở phương diện này có 2 góc nhìn, một là đến từ nghi ngờ bản thân, hai là nghi ngờ ý nghĩa của công việc với giá trị sống của mình.

Câu hỏi cho chính bạn: Điểm mạnh của tôi là gì, đã phát huy hết cỡ trong công việc này chưa? Tôi còn có thể trau dồi thêm ở đâu nữa? Thời điểm tôi thỏa mãn nhất là lúc nào, lúc đó tôi đã làm gì, điều khác biệt so với bây giờ là gì? Những ai sẽ đang chờ đợi để được trò chuyện tâm sự cùng tôi? Ai cũng có điểm yếu, vậy tôi có thể làm gì để khắc phục nó?

Những câu hỏi này nhằm giúp bạn tự ghi nhận những đóng góp của bạn thân, tăng nhận thức về chính mình, chặn bớt sự ảnh hưởng của suy nghĩ tự phán xét, tự chỉ trích. Lời khuyên tốt nhất là hãy trò chuyện cùng một người đáng tin cậy và khách quan, tìm cho mình một mentor, một người life coach để dẫn dắt phù hợp hơn.

Câu hỏi cho công việc: Lí do tôi bắt đầu công việc này là gì? Ý nghĩa của công việc này đối với sự nghiệp của tối? Công việc này có giúp nâng giá trị bản thân của tôi không? Nó có trái với giá trị cốt lõi của tôi? Tôi đã làm tốt nhất cho công việc này chưa? Nếu để sửa sai, tôi có thể bắt đầu từ đâu? Những khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ trong công việc này là gì? Tôi có muốn tạo nên nhiều khoảnh khắc như vậy nữa không? Hãy tạo một danh sách liệt kê ưu và nhược điểm, được và mất trong suốt hành trình công việc của bạn.

Nhóm những câu hỏi này giúp bạn tìm ra một lí do để gắn kết tốt hơn với công việc này, giúp nhớ lại “big why” - nhằm tái tạo động lực của bạn. Nhưng ngược lại, nếu câu trả lời đều là không thì hãy cho mình một cơ hội bước ra khỏi vùng an toàn.

Sau khi trả lời các câu hỏi trên 3 phương diện đã đề cập, bước cuối cùng chính là xác định việc đầu tiên cần làm trong một hệ thống khác biệt so với hiện tại để giúp bạn thoát khỏi vòng lặp burnout. Bạn có thể tham khảo cuốn Atomic Habit - Thói Quen Nguyên Tử để giúp mình có cái nhìn mới mẻ hơn về một hệ thống giúp bạn đạt được thành công dựa trên sự cân bằng chứ không phải áp lực đạt được mục tiêu bằng mọi giá.

Qua loạt bài về burnout - bạn có cảm thấy trạng thái kiệt sức đều do sự mất cân bằng trong các lựa chọn sống không? Điều chỉnh bản thân liên tục, thấu hiểu chính mình, dạy lại tâm thức của mình từng giây, từng phút là mấu chốt của những cá nhân thành công xuất sắc.

Bạn có thể hiểu bản thân hơn, bạn có thể xem qua bài viết về chỉ số linh hồn hoặc tóm ý nhanh hơn với các video

15 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page